Header Ads

Untitled-1
  • Tin Mới

    Dịch tả lợn châu phi sắp "tấn công" Việt Nam

    Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đã lây lan xuống các tỉnh phía Nam Trung Quốc và cách biên giới Việt Nam khoảng 700km. Đây là mối lo lớn, bởi đang là thời điểm nhiều trang trại tăng đàn lợn để đáp ứng nguồn thịt cho thị trường Tết Nguyên đán 2019.
    Nguy cơ bệnh dịch xâm nhiễm vào Việt Nam là rất cao
    Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mới đây dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), giáp với các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Do đó, Cục Thú y nhận định, nguy cơ dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam là rất cao.

    Vị trí phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi tại Zhaotong, Vân Nam cách Lào Cai 735km
    Dịch tả lợn châu Phi có thể xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua các hoạt động như: vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, với các sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Đặc biệt là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và tại các địa phương có chăn nuôi lợn với số lượng lớn, địa phương có nhiều khách du lịch đến từ các nước, các vùng có dịch bệnh. Chính vì vậy, việc bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc diễn biến ngày một phức tạp và đã lây lan đến tỉnh Vân Nam, giáp tỉnh Lào Cai của Việt Nam thực sự là thông tin vô cùng đáng ngại với ngành chăn nuôi lợn của nước ta. Bởi chỉ cần một miếng thịt, bộ nội tạng hay một con lợn sống mang mầm bệnh dịch tả Châu Phi lọt vào nước ta có thể khiến ngành chăn nuôi lợn thiệt hại lớn.

    Lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc bị Quản lý thị trường Lạng Sơn bắt giữ
    Hiện Cục Thú y đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam. Cục Thú y cũng đã thành lập các đội phản ứng nhanh để thường xuyên đến các địa phương hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động phòng bệnh.
    Giải pháp phòng dịch tả lợn châu Phi
    Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y Hà Nội, bệnh dịch tả châu Phi truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây chết ở lợn với tỷ lệ rất cao so với những bệnh khác như lở mồm long móng và dịch tả lợn,…
    Đáng lo ngại là hiện nay, chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dịch tả châu Phi. Do đó, giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan. Các biện pháp chủ yếu như kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều nước đã và đang áp dụng. 
    Để ngăn ngừa dịch bệnh từ xa, chuyên gia khuyến cáo người chăn nuôi lợn trong thời điểm hiện nay cần thực hiện:
    - Tăng cường sát trùng chuồng trại cả bên trong và bên ngoài chuồng trại, lối đi vào trại, nơi cân xe, khu vực xung quanh trạị, khu xử lý heo chết…
    - Cổng xuất và cổng nhập lợn phải có hố sát trùng và máy phun thuốc sát trùng, mỗi đầu trại phải có khay hoặc hố sát trùng và thay nước hàng ngày.
    - Phương tiện ra vào trại như: xe tải bắt lợn, xe chuyển cám, xe 2 bánh,... cần phải được phun xịt sát trùng thật kỹ trước khi vào trại.
     - Hạn chế tối đa người vào trại, khi vào phải qua nhà sát trùng, tắm xà phòng và có thời gian cách ly ít nhất 24h mới được xuống trại.
    - Tăng cường chăm sóc đàn lợn chu đáo, phòng bệnh bằng vaccine đối với các bệnh do virus như: Dịch TảTai Xanh (PRRS), Lở Mồm Long Móng, Giả Dại, Circovirus…
    - Tăng cường sức đề kháng cho heo, có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan…
    - Nhập lợn có nguồn gốc rõ ràng, phải có khu riêng nuôi cách ly heo mới nhập, để theo dõi tình trạng sức khỏe. Giám sát tình hình sức khỏe toàn đàn lợn hàng ngày, để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời nếu có nghi ngờ về bệnh này.
    - Khi phát hiện lợn bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh, bị chết, người chăn nuôi cần báo ngay cho thú y xã, cơ quan thú y nơi gần nhất hoặ gọi đường dây nóng tiếp nhận thông tin về dịch tả lợn châu phi. Nếu giấu dịch, giữ lợn bệnh để tự điều trị là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bùng phát, khó khống chế và kiểm soát dịch
    Phân tích của chuyên gia Agritech
    (Tham khảo: thanhnien.vnnhachannuoi.vn, nongnghiep.vn, vietnammoi.vn)

    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    ad728

    Post Bottom Ad

    ad728